Welcome to Holland

Tôi chưa được tới Hà Lan nhưng mới đây được nghe về một bài viết có tựa đề chào mừng tới Hà Lan của Emily Perl Kingsley. Có bà mẹ nào không có những giấc mơ từ khi con chưa chào đời, giấc mơ mãi vẫn là giấc mơ.

“I am often asked to describe the experience of raising a child with a disability – to try to help people who have not shared that unique experience to understand it, to imagine how it would feel. It’s like this……

When you’re going to have a baby, it’s like planning a fabulous vacation trip – to Italy. You buy a bunch of guide books and make your wonderful plans. The Coliseum. The Michelangelo David. The gondolas in Venice. You may learn some handy phrases in Italian. It’s all very exciting.

After months of eager anticipation, the day finally arrives. You pack your bags and off you go. Several hours later, the plane lands. The stewardess comes in and says, “Welcome to Holland.”

“Holland?!?” you say. “What do you mean Holland?? I signed up for Italy! I’m supposed to be in Italy. All my life I’ve dreamed of going to Italy.”

But there’s been a change in the flight plan. They’ve landed in Holland and there you must stay.

The important thing is that they haven’t taken you to a horrible, disgusting, filthy place, full of pestilence, famine and disease. It’s just a different place.

So you must go out and buy new guide books. And you must learn a whole new language. And you will meet a whole new group of people you would never have met.

It’s just a different place. It’s slower-paced than Italy, less flashy than Italy. But after you’ve been there for a while and you catch your breath, you look around…. and you begin to notice that Holland has windmills….and Holland has tulips. Holland even has Rembrandts.

But everyone you know is busy coming and going from Italy… and they’re all bragging about what a wonderful time they had there. And for the rest of your life, you will say “Yes, that’s where I was supposed to go. That’s what I had planned.”

And the pain of that will never, ever, ever, ever go away… because the loss of that dream is a very very significant loss.

But… if you spend your life mourning the fact that you didn’t get to Italy, you may never be free to enjoy the very special, the very lovely things … about Holland”

Tôi thích sự so sánh ta đang đi trên một chuyến tầu, dù có muốn hay không, cố gắng thế nào, bạn không thể điều khiển nó được, bạn phải đi theo hành trình của nó và chỉ có thể di chuyển trong phạm vi của tàu, hay hiểu một cách rộng hơn khi ta đang hành trình trên con thuyền quả đất, tầm kiểm soát của ta vẫn là hữu hạn và không thể lường được các vật cản gặp phải trên con đường. Có quá nhiều thứ trong cuộc sống chúng ta không thể đoán trước được, điều khiển được, cho dù có cố gắng đến đâu đi nữa. Tôi nghe giảng đạo Thiên chúa giáo, God tạo ra mỗi chúng ta khác nhau với các mục đích khác nhau, dù ta có muốn hay không. Có thể một số người cho rằng God thật không công bằng, tại sao là họ mà không phải là người khác, trên thực tế chừng nào chúng ta không chấp nhận cái chúng ta được cho chúng ta sẽ không có sự bình yên.

Người cho tinh trùng

Có một chị, trên radio chuyên mục  “vấn đề cuộc sống” kể, viết thư hỏi tư vấn về một vấn đề tương đối phức tạp nhưng không ngạc nhiên khi gặp phải trong cuộc sống. Chuyện là chị này có một mối quan hệ tình cảm với một anh được hơn 3 năm, họ cũng đã có lúc bàn đến chuyện mua chung nhà rồi đến cửa hàng nhẫn cưới xem nhẫn, chị này chắc mẩm không sớm thì muộn thì chị ấy sẽ nhận được lời cầu hôn thế nhưng sự kiện này vẫn chưa diễn ra thì một ngày họ gặp một cô gái, anh giai này thú nhận là yêu cô kia nhưng sau đó lại quay lại với cô này vì nghĩ rằng như thế thì không công bằng với cô, tất nhiên chị này không dễ thế, chị này quyết định dọn đồ chuyển đi, đổi việc và gần như sẵn sàng bước trên một con đường mới thì phát hiện ra mình có thai. Sau khi hay tin anh này cũng thành thật là chưa sẵn sàng cho một cuộc sống chung, cũng không muốn có đứa con, rằng anh ta cần thời gian để suy nghĩ thêm nếu không thì sẽ làm khổ chị ta thôi nhưng anh ta đề nghị được qua lại trong thời gian thai kỳ và sau đó như những người bạn!. Chị này đã 36 tuổi và cho biết thêm trong mối quan hệ 3 năm anh ta làm chị ấy thất vọng nhiều lần, không giữ lời hứa và thường chờ đến tận phút cuổi để quyết định và gây tổn thương cho chị ta, chị ta có cảm giác mình đang gây áp lực cho anh ta và không muốn làm điều đó. Khi không có anh ta chị ta thấy mình bình tĩnh và thanh thản nhưng cô đơn nhưng khi ở bên anh ta chỉ luôn cảm thấy giận dữ, rất may là chị ta có gia đình ở bên nhưng chị ta phải làm gì với anh ta bây giờ?

Nhà đài mời hẳn hai giáo sư tâm lý một nam một nữ, từ hai trường đại học hàng đầu Úc cho lời khuyên. Nhìn chung cả hai vị này có nhiều ý kiến tương đồng, rất bực bình với anh giai kia cho rằng anh này là không đáng tin cậy, không có trách nhiệm, sống trong ảo tưởng không dám chấp nhận thách thức, lời khuyên thì tóm lại là thế này: Chị này không nên chờ anh kia quyết định, bởi lẽ chị ta không thể kiểm soát được anh ta thực sự muốn gì, nghĩ gì. Chị này phải nhìn thẳng vào thực tế và chuẩn bị làm quen với các tình huống xấu nhất, rằng có thể chị ta chẳng bao giờ có được một gia đình hạnh phúc. Chị ta nên cố gắng làm những gì mà anh ta không làm cho cô. Rõ rằng là anh này hiện mới chỉ thực hiện xứ mệnh như người cho tinh trùng, ai bước vào hôn nhân cũng không thể ngờ hết được các thách thức nhưng ít nhất anh ta phải là người biết cam kết, cô này cần phải rõ ràng với anh ta rằng đây là cơ hội để cho anh qua quyết định nếu không mối quan hệ như đã có chỉ làm cho cô đau đớn về mặt tinh thần, đừng nên cho rằng đứa trẻ là chất keo dính cho mối quan hệ, đứa trẻ cần một “role model” hơn là một người cha sinh học. Một người bạn tốt có thể làm điều này….

Khái niệm người cho tinh trùng làm cho tôi cười phá, nhưng nó là một thực tế mà ngày nay người ta có thể thẳng thắn nhìn nhận và mở ra bàn luận. Mỗi người một câu chuyện, có bao nhiêu người đang thực sự rối bời với các mối quan hệ gia đình, cuộc sống, tôi nghiệm thấy điều này vô cùng đúng là đừng hy vọng làm người khác thay đổi theo ý muốn của mình, điều này không xẩy ra, nhưng mình có thể tự thay đổi được, hãy cố gắng mạnh mẽ và tìm sự bình yên. 

Trân Trọng,

Nhờ có anh Youtube and sự hảo tâm của cộng đồng mạng mà tôi có dịp được xem lại nhiều bộ phim và ca nhạc Việt nam. Cả kỳ nghỉ Giáng Sinh tôi ôm Ipad và nhâm nhi thưởng thức các đặc sản văn hóa Việt. Bài hát ưa thích thì có lẽ cả nghìn nhưng yêu nhất là bài “Đi học”, thích hát nhất là bài “Mẹ yêu con”. Bộ phim “Sóng ở đáy sông” hay thật.

Trước đây ở Việt nam, tôi có lẽ thuộc thành phần “hơi xính ngoại”, thích xem phim Tây, thích nghe nhạc Tây, thích đi Tây, xem các anh Tây toàn đẹp trai và lịch sự. Công việc ở Việt nam cũng cho phép tôi được đi đây đó, các chuyến đi ngắn ngày, bàn việc thì ít mà tham quan thì nhiều thế nên khi thật sự kiếm sống ở nước ngoài cái cảm tưởng về “Tây” trước kia khác nhiều, ở đâu cũng có anh đẹp anh xấu, nhìn nhiều nhìn gần thì mới thấy có nhiều anh thô anh xấu, anh xấu mà tính tốt thì vẫn hay anh đẹp mà xấu tính thì vẫn đáng ghét.

Hồi ở Việt nam tôi không mấy khi xem phim Việt nam nhất là phim truyền hình, tôi rất dị ứng với các cô cứ khóc hức hức trên màn ảnh, câu truyện thì chậm rì rì, câu giờ, chẳng rõ cái ý gì. Các đạo diễn hay tiện thể xây dựng một nhân vật rồi nhét tất cả những cái tốt vào một anh chính diện, cái anh phản diện thì phải khoác ôi thôi đủ thức đáng ghét của nhiều người, cứ thế thậm chí còn hơn cả diễn kịch, đại loại cảm giác như là người ta bắt đầu bằng một bản nhạc giao hưởng phức tạp nhưng sau đó do kinh phí, thời gian…trình độ cuối cùng thành phẩm là một bài Pop/Rap gì đó. Nói là nói cái cảm nhận cá nhân chứ làm sao trình độ văn học nghệ thuật của tôi làm sao mà dám phê bình các nhà đài nhà phim và sự thật là sau khi xem một số phim cũ, tôi thích thú nhận ra cái hay cái đẹp, cái dở, cái đặc thù thể hiện qua các bộ phim mà trước đây tôi không thấy, không trân trọng, đó là văn hóa Việt từ cách ăn, nói, mặc, hành xử, các mối quan hệ… tất tần tật, rất khác biệt với văn hóa của các nước khác. Sống ở Úc 5 năm hơn bao giờ hết tôi muốn tóc mình thật đen vì tóc đen hợp với da với tính cách của tôi, hoàn toàn không thích mặc giống các bạn Úc, tôi vẫn thích mặc những thứ mà tôi thích mà tốt nhất là made in Vietnam. ở Úc tôi cũng học được nhiều điều hay nhưng tôi cũng hiểu ra rằng tôi cảm thấy ổn nhất là người Việt nam. Thật ra tôi muốn nói một điều là với trào lưu phương Tây hóa hội nhập nhanh và mạnh như ngày nay, học những tiến bộ văn minh của nước khác là quan trọng nhưng cốt lõi vẫn phải từ các đặc thù văn hóa riêng, nếu tôi nhanh chóng khoác lên bộ váy đầm, dù có từ nhà thiết kế nổi tiếng phương Tây thiết kế cho các bạn Tây có thân hình mầu sắc khác hẳn tôi, chắc trông tôi vô cùng lố bịch. Thú thật một vài lần xem chương trình truyền hình thực tế giải trí ở Việt nam tôi cảm thấy thương cảm cho người chơi, các chương trình này thiết kế cho các bạn Tây, dù nổi tiếng, mang về Việt nam không hợp. Các bạn Tây nhẩy chồm chồm, mồm liến thoắng ôm hôn nhau vui nhộn trên màn ảnh là bình thường vì ở ngoài các bạn ấy cũng thế. Cố vác những cái này lên truyền hình Việt nam với các con rối Việt nam trông chưa ổn.

Người ta thường thích thú chỉ quan tâm tới những cái khác biệt chứ không ai ngưỡng mộ sự sao chép, cái ta vốn có là thứ đã ngấm/ chọn lọc hàng ngàn năm, hãy giữ lấy và hãnh diện với nó.

Giáng sinh an lành

Ở Việt nam, bao nhiêu lần khai lý lịch, phần tôn giáo đều điền chữ “không”, hình như xung quanh tôi ai ai cũng thế cả. Sang Úc một thời gian, có anh bạn đồng nghiệp chồng tôi một lần rủ đến dự một sự kiện do nhà thờ tổ chức, chúng tôi tới và gặp gỡ rất nhiều người, người ta mời chúng tôi đến nhà thờ họ, có thời gian sáng chủ nhật nào tôi cũng đi, nhà thờ tôi tới là dòng Baptist, theo nhận thức của tôi là tương đối hiện tại, cởi mở và thực tế. Một thời gian dài tôi còn tham gia làm tình nguyện trông trẻ nhỏ. Tôi rất thích nghe phần giảng đạo vì nó rất thực tế với các vấn đề của cuộc sống, phần hát ca ngợi chúa thì tôi rất ấm ớ vì chẳng biết bài nào nhưng họ có phần lời bài nên tôi cứ hát theo thôi, thật ra tôi không thoải mái lắm phần hát vì tôi cứ phải hát ca ngợi Chúa trong khi tôi kiến thức và đức tin của tôi chưa đủ lớn. Có lần có người hỏi tôi đã là người thiên chúa giáo chưa, tôi vẫn cảm thấy mình chưa đủ tự tin để tự nhận mình là con chiên của Chúa. Lâu rồi tôi không đến nhà thờ thường xuyên, tôi thường viện cớ do mình quá bận, quá mệt. Tôi vẫn thường xuyên đọc Daily Bread, Daily Hope, tôi vẫn tin vào những bài giảng đạo và cố gắng làm theo, khi khó khăn tôi vẫn thầm cầu nguyện, xin ý kiến Ngài.

Hai bạn Helen and Diane cũng theo chúng tôi đến nhà thờ, các bạn cũng có một lớp riêng chia theo lứa tuổi, các bạn ấy học đạo qua các hoạt động như hát, nhảy, tô màu, vẽ…và được chia kẹo! Ở trường vào thứ 6 hàng tuần cũng có một giờ học tôn giáo tự nguyện. Bố mẹ cũng đăng ký cho hai bạn vào lớp học đạo thiên chúa giáo.

Tôi vẫn còn nhớ khi còn bé và thậm chí tới bây giờ, tôi rất tin vào những điều linh thiêng, những tập tục ví dụ như sáng mùng một Tết phải rất cẩn thận không được làm đổ vỡ cái gì, không được cãi lại bố mẹ v.v..Tuy đức tin của tôi với Chúa hiện vẫn rất hời hợt, Diane thì rất ngoan đạo, Diane thường vẫn cầu nguyện và nghiêm khắc nhắc nhở mọi người cầu nguyện trước khi ăn tối. Diane thường cảm ơn Chúa về những điều tốt đẹp Diane có trong ngày, cầu mong Ngài phù hộ cho bố đang công tác xa, thậm chí hôm trước mẹ con nghe được Diane cầu nguyện sẽ nhận được kết quả học tập tốt! Khi mẹ thất vọng thì nghe thấy Diane thì thầm cầu nguyện Chúa mang lại sức mạnh cho mẹ. Đầu tuần mẹ nghẹn ngào khi thấy Diane quỳ xuống bên mẹ, trong khi mẹ đang lo lắng nói chuyện điện thoại với bà đang ốm ở Việt nam, cầu Chúa nghe thấy lời của Diane, xin Ngài mau chóng đặt “smile on her face”, suốt cả tuần trước bữa tối Diane đều xin Ngài cho bà chóng khỏe.

Với những ai chưa tin Chúa có thực, tôi cho rằng sự phát minh/sáng tạo ra Chúa, các thiên thần hay Ông già Nô en là một phát minh vĩ đại nhất của loài người, chắc hẳn cuộc sống sẽ thiếu tình yêu, sự hướng thiện nếu không có God.

Ngày làm việc cuối cùng của năm trước kỳ nghỉ Giáng sinh, lần đầu tiên, sau 5 năm rời Việt nam tôi có cảm giác bồn chồn muốn chạy về nhà sớm như những buổi chiều tất niên ở Việt nam.

Chúc tất cả mọi người một kỳ nghỉ Giáng sinh hạnh phúc!

Mùa báo cáo,

Úc nằm ở Nam Bán cầu nên mùa ngược hẳn với hầu hết các nước còn lại, người ta thường quen với hình ảnh “White Christmas”, ở Úc mọi người mặc Bikini và BBQ ở bờ biển. Trong khi học sinh ở phần còn lại của thế giới mới bước vào năm học thì các bạn Úc lại đang nước rút để gói gém lại một năm học. Kỳ cuối không có thi cử như bên Việt nam nhưng cũng không kém phần căng thẳng.

Ban nhạc các loại kèn, sáo, trống của Helen (Junior band) và Ban nhạc các loại dây violin, viola, cello, double base (Junior String) của Diane có một buổi trình diễn với các trường khác và đang chuẩn bị tiết mục báo cáo phụ huynh trước nghĩ lễ Giáng sinh, cũng là nghỉ hè luôn. Đứng trên sân khấu trước đám đông như thế (phụ huynh và họ hàng), căng thẳng lắm, có phải chuyện đùa đâu.

Trường Ironside có đội hát đồng ca rất mạnh, đi thi đấu với các trường khác toàn giải vàng bạc, Helen thì đầu hàng từ năm ngoái, mẹ cũng đỡ mệt vì cứ phải đưa Helen đi sớm hàng tuần, nói thế nhìn các bạn hát thích lắm mà Helen không ham mẹ phải chịu. Diane thì vẫn tham gia, đội nhỏ tuổi, trường có 5 đội theo lứa tuổi. Hai tuần trước các phụ huynh đã được xem báo cáo rồi, tiết mục của các bạn nhỏ thì vui, của lớp 7 thì độc đáo như Broadway vậy.

Tuần trước Helen đã có buổi báo cáo kỹ năng sống sót ở dước nước – survival swim. Các bạn này phải mặc nguyên cả quần áo để bơi, bơi phối hợp, nổi, lặn, bạn Helen nói, lớp 7 còn để nguyên cả giầy để bơi. Tuần tới là ngày hội bơi và Swim-a-thon. Năm nay hội phụ huynh nhân ngày này gây quỹ luôn. Bạn Diane lớp 3 sẽ bơi liên tục 20 phút, Helen lớp 5 bơi 30 phút, người ta chỉ đếm số lượt các bạn ấy bơi được, mỗi lượt 25m. Trước đó Mỗi bạn được nhận một tờ hướng dẫn đi vận động người thân xem họ sẽ ủng hộ bao nhiêu tiền cho mỗi lượt các bạn ấy bơi được. Hai bạn này vận động được mỗi mẹ, mẹ hỏi nhỏ thế sức con bơi được bao nhiêu, Helen nói ít nhất 10 lượt, mẹ hăm hở bảo lãnh 3$ cho mối lượt, chờ xem các bạn bơi được bao nhiêu!

Cô giáo dạy piano của Diane đã nhanh chóng hoàn thành xong Christmas Concert, may quá hôm đó mẹ còn tranh thủ quay từ iphone, đợi cô gửi cho bản đẹp thì còn lâu. Năm nay Diane chơi hai bài Jazz thôi, ngán cổ điển rồi, một bài nhẹ nhàng tâm trạng, một bài kia phong cách phóng khoáng, mẹ upload đây để khoe với mọi người.

http://www.youtube.com/watch?v=zFX85r7qNdU&feature=youtu.be

Bầu cử nước Mỹ

Chiều qua đi đón hai bạn đi học về, bạn Diane hỏi, mẹ đã biết ai thắng bầu cử tổng thống Mỹ chưa, tôi nói Obama, Diane nói “con biết ngay mà”, tôi mỉm cười “con vui chứ”, “vâng”. Nói chung thì hai bạn này không cắt nghĩa được sao lại ủng hộ cái ông Obama nhưng khi hỏi là tại sao con lại quan tâm đến nước Mỹ ở cách xa Australia đến hơn nửa vòng trái đất. Bạn Diane nói “vì Mỹ và Australia là bạn, Mỹ là đồng minh của Australia” (đúng hơn là ngược lại)… Hai bạn còn biết Australia bây giờ khôn ra rồi, biết nịnh các bạn hàng xóm Châu á, bạn hàng Trung quốc nhấm nhẳng thì còn phải có bạn Ấn độ, các bạn này mà không chịu mua khoảng sản của Úc thì gay go cho nền kinh tế Úc. Thế nên, tuần trước cái bà thủ tướng Gillar còn oang oang trên thông tin đại chúng khẩu hiệu“thế kỷ châu Á”, chính phủ sẽ đẩy mạnh việc học tiếng Châu Á tại các trường phổ thông, các bạn tóc vàng mắt xanh thi nhau xi xoa tiếng Trung Quốc, Ấn độ, Indo, Nhật bản…trong một phóng sự.

Tôi cảm thấy vui vui và tự hào khi biết ông Obama thắng cuộc, tôi chẳng biết ông ta theo đuổi chính sách gì, cũng không phải là vì bài phát biểu hay ho, tôi vui và tự hào cho người dân không phải da trắng nói chung. Hy vọng rằng sự thành công của ông này đem lại lòng tin và sự khích lệ cho những giấc mơ, những giấc mơ vượt qua những giào cản của sự kỳ thị, sự bảo thủ, định kiến và lạc hậu. Nước đa sắc tộc Mỹ đã hơn hẳn nước Úc, nơi mà chỉ có một nghị sỹ duy nhất gốc Châu Á. Tôi không hẳn cho rằng giới chính trị ở đây bảo thủ nhưng có lẽ dân Châu á ở đây chưa có đủ dũng cảm và giấc mơ, giấc mơ quyền lực.

Chúc mừng ông Obama và nhất là bà Michelle, tôi ủng hộ nhiệt liệt cái chương trình dinh dưỡng cho tuổi học đường của bà, nước Mỹ cần một thế hệ tương lai không có bạn béo phì. Nước Việt nam cũng thế, ở thành phố nhiều bạn béo và đeo kính quá. Các bạn miền quê thì lại cơm không có thịt, bà đệ nhất phu nhân mà tập trung giải quyết vấn đề này thì tốt quá. Bà cứ chịu khó dũng cảm lên truyền hình làm gương, dân chúng sẽ theo ầm ầm.

Giá trị gia tăng

Vài tháng trước tôi chịu trách nhiệm đi chợ thực phẩm cho “International Breakfast”, muốn là món ăn phải thật tươi ngon, nên thứ năm tôi mới đi mua thịt làm cho bữa sáng thứ 6, tôi quyết định vào hàng thịt ở Toowong Village, hàng thịt này nằm cạnh anh siêu thị thực phẩm Coles. Cửa hàng thịt này trông không khác mấy hàng thịt ở chợ Việt nam Darra, tất nhiên có trình bày cầu kỳ, điện sáng bắt mắt hơn chút. Vừa bước vào anh chủ hàng đã đon đả “Chào cô (bà?), tôi có thể giúp (bà!) được gì?”, nhìn vào bảng giá, tôi thấy hơi nao nao chếnh choáng, giá một cân thịt thăn giá $21,89, một loại thăn khác cần mua cũng là $20.99 (trong khi hàng thịt Việt nam tương ứng khoảng $11 hoặc $10 gì đó) làm thế nào để lùi ra được, tôi bụng bảo dạ, thôi mua để mời khách thì phải là loại thịt ngon và tươi (thật ra thì nhà trường sau đó cũng sẽ thanh toán thực phẩm nhưng mua đắt lúc thanh toán ngại lắm, cứ phải năng lên đặt xuống cho vừa). Tôi gượng gạo nói với anh bán hàng là tôi cần 2kg loại này, 2kg loại kia, anh này chắc sướng rơn liền thánh thót “thế tôi có thể hỏi cô mua để làm món gì”, tôi liền kể nể là ngày mai có buổi làm bữa sáng quốc tế ở trường con gái tôi, anh ta liền thốt lên “trời ơi trường nào mà may mắn thế có một phụ huynh như cô” rồi nhìn sang con tôi “ôi tuyệt vời, những đứa trẻ này thật may mắn”, thế rồi anh ta cứ ríu rít hỏi cái món nem cuốn làm thế nào, anh ta ăn rồi, thích món ăn Việt nam lắm. Sau khi thanh toán chừng $85 xong xuôi rồi chào tạm tạm biệt, anh ta còn nhắn nhủ hai bạn Diane và Helen đang bám theo sau tôi “các cháu có biết rằng các cháu rất may mắn khi có người mẹ như thế”. Tôi bồng bềnh bước đi sang siêu thị thực phẩm Coles mua vài thứ nữa, cảm thấy hơi hối tiếc khi thấy loại thịt như thế cũng chỉ có 11$/kg thôi rồi tự nhủ chắc cái thịt đang trong túi của mình chắc là phải ngon hơn. Sáng hôm sau tôi mang câu chuyện mua thịt nói chuyện với các đồng nghiệp với mục đích để hỏi xem có phải chất lượng thịt cao hơn không? Ba người đều nói là không. Ở Úc không có loại vịt/gà/bò ăn sữa sâm… như ở Trung Quốc, Việt nam đâu.

Cách nhà tôi 200m cũng có một vài cửa hàng nhỏ như vậy, họ bán rau quả, thịt cá và giá cả ở đây nhìn kỹ ra cũng cao chừng gấp đôi ở siêu thị thông thường nhưng hàng thường được trưng bày rất đẹp, táo lê để vào giỏ rất dễ thương, chùm cà chua đỏ ửng có cuống xanh ngắt. Chủ hàng vừa là người bán hàng, họ phục vụ tận tình, có thể hỏi chuyện, câu chuyện rất  đặc thù không phải là các câu hỏi như  công thức ở siêu thị như “how are you today?” “have a nice stay”… Tôi tò mò nhìn quanh xem khách hàng trông thế nào. Họ thường đi một mình, không có trẻ con lẽo đẽo đi theo, tuổi thường trung niên, trông professional, tất nhiên là vậy…

Cửa hàng bách hóa ở Úc có 3 hệ thống lớn và nhắm tới các phân đoạn túi tiền khách hàng khác nhau. Cửa hàng K-mart thì rẻ tiền, chất lượng kém, nhân viên bán hàng thường béo, không trang điểm, ít cười, có người kiểm soát túi ở cửa ra vào. Hệ thống MAYER thì hàng bắt mắt hơn nhiều, chất lượng tốt hơn và đương nhiên giá cao hơn, nhân viên mặc đồng phục mầu đen, có nhiều nhân viên cao tuổi lão luyện bán hàng. Anh David John là cửa hàng phục vụ cho tầng lớp khá giả, nhân viên vận đồ đen lịch sự, dáng người gày trông cá tính, trang điểm kỹ càng. Vào các cửa hàng này rất dễ chịu và rất yên ắng, cảm giác cửa hàng chỉ phục vụ cho riêng mình vậy. Có một lần đến cửa hàng MAYER muộn rồi lại lạc bạn Helen, tôi hoảng hôt khi nghe thấy thông báo sẽ đóng của trong vòng 10 phút, tôi luống cuống chạy đến nhân viên thông báo, rủi thay điện sự cố phụt tắt, hệ thống thông báo có sự cố, tôi hoảng thực sự vì nhỡ có một kẻ xấu xa nào đó, các nhân viên gọi nhau liên tục, chị phụ trách của chạy hùng hục từ trên gác xuống “tôi tên là… là phụ trách của hàng, chúng tôi đã thông báo cho tất cả nhân viên của MAYER, tất cả các của đã có nhân viên kiểm soát, tất cả nhân viên an ninh toà nhà đã được thông báo, tôi đảm bảo với cô là chúng tôi sẽ ở lại cho tới khi tìm được con cô”. Trực giác mách bảo tôi chạy lại cái lối cửa phụ lúc chúng tôi lên rồi lao ra chỗ đỗ xe, bạn Helen đang vẫy tay chạy lại, bạn ây bảo tìm mãi không thấy mẹ, nghe thấy thông báo, bạn ấy phải chạy ngay ra chỗ đỗ xe của mẹ. Tôi bảo con giỏi quá nhưng lần sau nhớ chạy đến nói với nhân viên thì tốt hơn. Cái bà phụ trách cửa hàng, nhân viên, chúng tôi cười tươi rói khen nhau rồi rối rít tạm biệt.

Năm ngoái về Hà nội tôi có một danh sách dài cho việc mua sắm, cả Hà nội như một trung tâm siêu siêu thị, người mua kẻ bán dập dìu, hàng hóa như nêm, muốn mua phải tự bới chứ các em bán hàng còn bận ăn quà vặt không tìm được, “có thế thôi chị không mua nhanh thì hết đấy” các em ấy dọa. Đến một vài của hàng “cao cấp”, các bạn bán hàng nhìn tôi chằm chằm (ăn mặc rõ lạc hậu), rất cảnh giác. Thời đại thông tin, video, tin bài về nạn chôm chỉa hàng hóa đầy trên báo đấy, chị này trông quê quê ngớ ngẩn thế kia sao lại dám vào đây.

Mai kia về Việt nam tôi sẽ mở một cửa hàng, cửa hàng… “tán phét”, tôi muốn khách hàng sau khi ra khỏi cửa hàng phải mủm mỉm cười.

Dựa

Mẹ cảm thấy mẹ ngày càng thích dựa dẫm vào Diane và Helen, mẹ sai các con việc nhà loạn xạ. Mẹ cau có thì Diane im lặng, mẹ vui Diane khuyến khích, mẹ than thở thì Diane lắng nghe vỗ về, mẹ bối rối thì lập tức Diane có giải pháp ngay.

Mẹ dễ cau có thật, hễ Diane Helen làm cái gì không theo ý mẹ là mẹ lập tức cau có, thực ra mẹ chỉ làm được với mỗi Diane Helen thôi bởi mẹ yên tâm là kiểu gì thì hai bạn cũng chịu mẹ. Sau mỗi lần thế, thấy hai bạn im lặng làm mẹ cảm thấy đầy tội lỗi, ý mẹ toàn vô lý cả.

Mỗi khi mẹ vui là hai bạn cười sung sướng cứ như là niềm vui của các bạn ấy vậy, Diane và Helen sẽ lập tức hùa theo làm cho mẹ con cười được lâu hơn.

Tuần trước mẹ vò đầu bứt tai nói không biết làm cách nào để giúp Helen viết văn tốt hơn, Diane lập tức viết ngay một cái writing plan rất bài bản. Cuối tuần rồi đã đau bụng mẹ lại còn ham bơi, Diane dịu dàng như một con mèo, sun xoe như một con chó con, đưa mẹ lên giường, bật nhạc giao hưởng, hạ dèm, đóng cửa “Take a rest, I am your servant, just call my name whatever you want” rồi nhắn tin cho bố kể tỉ mỉ. Mẹ cứ nhâm nhi cái nệm chăn ấm nghe nhạc và tiếng rửa bát loảng xoảng của Helen ở dưới nhà mà chẳng biết là có đau bụng hay không.

Công nhận mẹ có nhiều đặc ân thật, thế mà nhiều lúc lại còn đùa ác chứ, rất ác, tự nhiên mẹ giả vờ không nhận ra Diane, Diane thơ ngây cuống quýt làm mọi cách, chơi một bản nhạc mẹ thích, vẽ một bức tranh, trò đùa cứ thế cho đến khi mẹ thôi không đóng kịch nữa.

Mẹ phải tranh thủ vì là các con lớn nhanh lắm, lúc mẹ nhận ra cần phải chiều bà thì lại ở xa rồi.

Chọn trường cho con

Từ năm ngoái, đã có một thời gian tôi suy nghĩ rất gắt gao về chuyện trường trung học cho Helen, bẵng đi một thời gian, đầu óc ngãng sang chuyện khác, chúng tôi vẫn chưa có một hướng đi rõ ràng. Cuối tuần trước, đi thăm một cô bạn, cô hỏi về tình hình học về chuyện chọn trường, chuyện phụ đạo, chủ đề này lại quẩn quanh trong đầu, mẹ lại tìm hiểu,  lại đọc sách báo. Mẹ cứ tưởng sang Úc sẽ nhàn hơn nhiều, vậy mà không phải thế.

Trường công, trường tư, trường công giáo, trường chọn.

Hệ thống trường trung học phổ thông Úc được chia thành bốn loại trường:

–       Trường Công của chính phủ: không có học phí, tất cả các học sinh đúng tuyến đều được đăng ký học

–       Trường Công chọn (như trường chuyên lớp chọn ở Việt nam): là trường của chính phủ, không có học phí, trường này ngoài các học sinh đúng tuyến còn được chính phủ cho phép thi tuyển chọn, kỳ thi tuyền này được tổ chức khi học sinh học lớp 5 hoặc 7 để thi tuyển vào lớp 8.

–       Trường Tư công giáo: trường này độc lập với chính phủ, họ có chương trình học riêng trong đó có nhấn mạnh về học tôn giáo. Học phí các trường này thấp hơn, dao động từ 12 nghìn đến 21 nghìn/năm.

–       Trường Tư độc lập: độc lập với chính phủ, học phí cao, tùy trường khoảng 20 nghìn/ năm cộng với các khoản phí khác như thể thao, cắm trại…trường King ở New South Wale có mức học phí 28 nghìn cho năm lớp 12. Ngoài các khoản phí còn có nhiều các khoản phụ khác nữa như ghi danh, đồng phục, các môn phụ, học thể thao, học nhạc… đóng góp tình nguyện…

Vấn đề đầu tiên tiền đâu?

Theo tính toán của Australian Scholarships Group, chi phí phụ huynh phải chuẩn bị cho một cô hoặc cậu bắt đầu học lớp 7 năm 2020 cho tới hết lớp 12 (sáu năm) sẽ là như sau:

Trường Công của chính phủ: 34,990 AUD

Trường Tư công giáo: 121,244 AUD

Trường Tư: 272,522 AUD

Bao nhiêu người học trường tư?

Theo con số thống kê năm 2006 ở Sydney: 44% học sinh học trường tư (tư công giáo 26%, tư độc lập 18%), tức là 56% học sinh theo học trường công, hiện nay tỉ lệ học sinh ở trường tư chắc chắn cao hơn, theo một bài báo gấn đây, ở Canberra, tỉ lệ trường tư là cao nhất, lên tới 60%.

Academic Results năm 2011 tại Sydney

–        9 trên 10 trường có kết quả cao nhất là Trường Công chọn.

–       40 trường trong danh sách tiếp theo chủ yếu là trường tư

–       Tính trung bình, kết quả đạt được trường tư cao hơn hẳn trường công giáo và trường chính phủ.

–       Theo thống kê, nhóm học sinh đứng đấu có 22% từ trường tư, 14% từ trường công giáo và chỉ có 10% từ trường chính phủ.

–       Nhóm xếp hạng cuối bảng có 19% từ trường chinh phủ, 8% từ trường tư công giáo và chỉ có 5% từ trường tư.

Các bạn Ấn độ, Trung Quốc học ở đâu?

Theo một nghiên cứu tỉ lệ học sinh có Language Background Other Than English ở trường công là 52%, công giáo 37%, trường tư 18%. Đáng chú ý là tỉ lệ này ở các trường công chọn là cao không thể tưởng tượng từ 88% đến 97%.(Ở Sydney)

Các phụ huynh nói gì?

Oh, học trương tư tốn tiền thật đấy nhưng theo tôi đáng từng xu, đây là khoản đầu tư cho tương lai”

Tôi không thế tưởng tượng được sao học phí cao thế, mà tăng liên tục, hiệu trưởng trường con tôi học có vẻ như có quan điểm chúng tôi nên ‘shut up or walk’, ‘it’s like my son invisible’ với số tiền như thế thật đáng thất vọng.

Con tôi học tốt, tôi tin trường nào cũng tốt, tôi cho con tôi học trường công vì môi trường công mới là môi trường cuộc sống thực”. Một số bố mẹ lo lắng khi con mình so sánh với các bạn nhà giầu có thể tổ chức tiệc sinh nhật hoành tráng, đi nghỉ, đi trượt tuyết ở Aspen…

Một trong các yếu tố mà bố mẹ khá ngại ngần khi đề cập đến là “pha trộn sắc tộc (racial mix)”. Phụ huynh có vẻ ít lo lắng nếu “nhóm ảnh hưởng (dominant group)” là nhóm Anglo, nhưng đặc biệt lo lắng nếu nhóm này là Lebanese hoặc Islander. Nếu trường học có nhiều Asian thì phụ huynh cũng có một lo lắng khác là con cái họ sẽ không hòa hợp được với trường toàn các bạn giỏi, như một cô bé nói cô ta là “smartest non-Asian” duy nhất ở trường.

Nhiều phụ huynh cho rằng họ chọn trương tư cho chất lượng giáo viên, đào tạo con người toàn diện chứ không phải chỉ tập trung vào các môn học academics. Hệ thống trường công bị phê phán là quan liêu, cơ chế khó đào thải giáo viên tồi, không linh hoạt.

Cách đây một tuần chuyên mục “vấn đề cuộc sống” trên đài phát thanh Úc có đưa ra một chuyên đề “What make a good school”. Một cô giáo nói: “đó là phụ huynh, trường nào có nhiều phụ huynh quan tâm đến con cái, đến việc học của con cái”. Các khán giả nghe đài có nhiều ý kiến khác nhau:

Là thầy/cô hiệu trưởng, hay it ra là người leadership của trường, có thể quan sát qua các hành vi/đối xử của học sinh để biết trường có tốt hay không, trường tốt học sinh sẽ biết kính trọng, lễ phép

Là cơ sở vật chất của nhà trường

Cơ sở vật chất là quan trọng nhưng khi đã đạt đến mức độ nào đó rồi thì giáo viên là quan trọng nhất, tôi cho rằng tiền để năng cấp sân thể thao hay xây các nhà mới đề giành tăng lương cho giáo viên thì tốt hơn”

“Là bạn học cùng, nếu học cùng các bạn thân thiện thì trẻ sẽ phát triển tốt hơn”.

Môi trường trường lớp rất quan trọng

Ý kiến nào cũng có lý cả, làm sao để biết được, các chỉ số trên ở đâu, có chăng là qua truyền miệng.

Đối với riêng tôi, tôi vẫn cho rằng chọn trường phù hợp với con mình là quan trọng nhất, nắm bắt được điểm mạnh điểm yếu để xác định các mục tiêu khả thi với con và cho cả bố mẹ sẽ làm cho cuộc sống dễ chịu hơn. Học là sự nghiệp cả đời, mỗi đứa trẻ có bước tiến nhanh chậm và chín vào thời điểm khác nhau. Tôi ước con tôi lớn lên yêu lao động, được theo đuổi niềm mê say, khỏe mạnh và bình yên.

Vào đại học ở Úc có khó không?

Cũng như nhiều bậc cha mẹ khác chúng tôi cũng có ước mơ con được vào đại học. Helen lên cấp 3 đến nơi rồi và chẳng mấy chốc là hết trung học. Tôi vào trang web của UQ (University of Queensland) để nghiên cứu điều kiện đầu vào, điểm chuẩn biến đổi hàng năm, như năm ngoái điểm chuẩn (cut-off) của một số ngành như sau:

Ngành OP (Overal Position) QLD Rank
B ARCHITECTURAL DESIGN 4*

95

B ARTS (St Lucia)

10

81

B ARTS/B EDUCATION (Middle Years)

10

81

B ARTS/B EDUCATION (Secondary)

10

81

B ARTS/B LAWS 3*

97.5

B BIOMEDICAL SCIENCE

6

90

B BUS MGMT/B ARTS

9

83

B BUS MGMT/B COM

6

90

B BUS MGMT/B LAWS 3*

97.5

B ECONOMICS/B SCIENCE

7

88

EDUCATION (Middle Years Schooling)

11

78

B ENGINEERING

5

92

B ARTS/MBBS 1*** 99***
B HEALTH SCIENCE/MBBS 1*** 99***
B ORAL HEALTH

2

98

B PHARMACY

8

86

B PHYSIOTHERAPY

2

98

 

Vậy OP là gì?

OP là chỉ số phân hạng xếp bậc học sinh đạt được dựa trên kết quả tổng thể đạt được trên các môn trong danh sách QSA (Queensland Study Authority). OP được chia thành 25 bậc 1-25, 1 là cao nhất. Chỉ số này so sánh học sinh với các học sinh khác trong toàn bang. Ví dụ một học sinh có OP1 nghĩa là kết quả học tập đạt được trong top 2% học sinh tại Queensland.

Bảng phân bổ xấp xỉ như sau:

OP1: 2% top students.

OP2-6: 19% top students.

OP7-21: 73% of students.

Nếu so sánh với bảng trên để đạt học được kỹ sư, con phải nằm trong số top 20% học sinh, được học bác sỹ, luật con phải đạt 2% top hoặc 4% top.

Tôi vẫn có quan điểm rằng, các kỳ thi hiện nay chỉ phản ánh được trình độ và khó (hoặc là hầu như không thể) phản ánh được khả năng của học sinh, tuy nhiên đánh giá được khả năng của học sinh trên một quy mô lớn là rất khó do khó xây dựng được một sự nhất quán và chi tiết cách đáng gia và phụ thuộc nhiều vào cảm tính của người đánh giá.

Sự nghiên cứu nho nhỏ và quan trọng này đủ làm cho mẹ choáng, quan điểm thế nào đi nữa, muốn con vào đại học, con phải đạt được OP nhất định, nếu cứ như kết quả thi NAPLAN của con thì nếu không có sự cố gắng lớn liệu các con có thể vào được đại học như bố mẹ mong ước không? Dẫu biết rằng mơ ước của bố mẹ không hẳn đem lại hạnh phúc cho con nhưng bố mẹ cần có trách nhiệm định hướng cơ hội phù hợp nhất cho con.

OP được tính như thế nào?

Để được tính điểm OP, học sinh phải học

–       Ít nhất 20 đơn vị học trình trong danh sách các môn quy định trong đó có it nhất ba môn học it nhất 4 kỳ (2 năm), mỗi kỳ cho mỗi môn được tính là một đơn vị học trình. Nói chung thường là 5 năm môn (trong danh sách), mỗi môn 4 kỳ.

–       Hoàn thành lớp 12 và thi Queensland Core Test (QCS)

Cách tính OP:

Dựa trên kết quả đạt được trong từng môn học của từng học sinh. Có 5 mức là VHA (Very High Achivement), HC (High Achivement), Sound Achivement (SA), LA (Limited Achivement) and VLA (Very Limited Achivement). Tuy nhiên kết quả này quá rộng để tính OP, vì vậy để tính điểm OP, người ta cần phải tính Chỉ số đạt được cho từng môn SAIs (Subject Achievement Indicators).

SAIs được chia thành thang điểm từ 400(highest performance student)-200(lowest performance student) cho từng môn học có trên 14 học sinh trong trường cùng đăng ký. Nghĩa là chỉ số này xếp hạng học sinh của trường theo môn học xét theo bậc từ 200-400. Hai học sinh có cùng điểm đạt được HA nhưng SAIs có thể rất khác nhau. Trường sẽ cung cấp điểm SAIs cho từng môn học và kết quả SAIs sẽ được gửi đến Queensland Studies Authority  (QSA) tính quy đổi về cùng thang xét và để tính OPs

Tính điểm OP được tiến hành qua hai lần quy đổi (Scaled): trong trường và toàn bang

Bước 1: Quy đổi trong trường (Within School Stage) để xếp hạng tổng thể trong trường.

Do mỗi học sinh chọn môn học tính điểm khác nhau (20 học trình), làm thế nào để so sánh đánh giá các môn học khác nhau. Để làm được điều này, người ta chọn standard baseline of comparison (Đường chuẩn). Đường chuẩn này có được từ kết quả kỳ thi “Kỹ năng căn bản” (Queensland Core Skills Test – QCS). Kỳ thi này được thiết kế để đo mức độ đạt của các thành phần cơ bản trong chương trình học, độc lập với các môn học. Dựa trên QCS (75-275), SAIs được quy đổi thành “Scaled SAIs” (dùng hàm Interpolation)có thang từ 116 tới 224, nghĩa là tất cả các môn học bây giờ được quy đổi thành Scaled SAIs. Chỉ số xếp hạng học sinh trong một trường (Overall Achivement Indicator – OAI) được tính tổng của Scaled SAIs của 5 môn tốt nhất của học sinh (20 học trình). Mỗi học sinh sẽ có một OAIs, biểu diễn thứ hạng học sinh đó trong trường.

Bước 2: Quy đổi xếp hạng toàn bang.

Một lần nữa QCS được dùng để tính baseline cho tính xếp hạng toàn bang. OAI lại được Scaled dựa trên điểm trung bình QCS của tất cả học sinh trong trường để được chỉ số Scaled OAIs. Như vậy tới đây mỗi học sinh sẽ có một chỉ số Scaled OAIs, chỉ số này đươc quy đổi cho toàn bang, từ chỉ số này sẽ phân loại thành 25 cấp bậc OPs.

Một số điểm cơ bản của OP.

–       Chỉ có SAIs và OP được công bố công khai, các chỉ số khác như Scaled SAIs, OAIs, Scaled OAIs không được công bố.

–       OP không phải là điềm đánh giá thành tích đạt được của học sinh mà là điểm xếp hạng học sinh. OP không để đoán được từ khả năng của học sinh.

–       Không có tỉ lệ phân bồ OP cho từng trường.

QCS là kỳ kiểm tra thường diễn ra vào tháng 9 cua học sinh lớp 12, QCS diễn ra trong 2 ngày, bài viết (600 từ, 2 giờ), 2 bài Multiple choice và một vài Short Reponse. Mục tiêu là kiểm ra các kiễn thức cốt lõi trong trương trình trung học (Common Curiculum Elements).

Từ các tính điểm trên tôi có một số suy luận như sau:

–       Một số người cho rằng nên cho con học trường tốt (trường có truyền thống điểm cao) để có lợi thế khi tính OP. Điều này không hoàn toàn đúng, ở trường cạnh tranh điểm QCS trung bình có thể cao, con bạn được lợi thế, tuy nhiên điểm SAIs, OAIs của con bạn sẽ thấp, như vậy tính tổng lại chưa hẳn đã lợi thế.

–       Trường chưa bao giờ có học sinh có OP1 thì khó có OP1, điều này không đúng, vì kết quả phụ thuộc vào kết quả thi QCS của từng năm, của học sinh năm đó.

–       Quan sát kết quả OP của các trường trong vài năm, tôi nhận thấy, thường các trường nhỏ, học đều sẽ có lợi thế lớn. Trường to và trình độ chênh lệch sẽ làm điểm QCS thấp và ảnh hưởng đến điểm quy đổi mặc dù bạn có thể học xuất sắc ở trường đó. Điều này làm cho tôi cảm thấy không công bằng trong cách xếp hạng OP. Một bạn học rất kém ở một trường có nhiều bạn giỏi sẽ được lợi thế hơn một bạn cũng kém thế ở trường kém hơn. Tuy nhiên do SAIs rất rộng nên nên giảm thiểu được nhược điểm này.

Ngày thường chúng tôi vẫn hay có những mơ ước nho nhỏ, tôi thường nhắc con là “you should have a good reason for your wish to come true”. Mơ ước này lớn, quan trọng, “early time is good, on time is late”, mẹ đã nghe được câu nói này ở đầu đấy.